Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 24 kết quả

"Chiếc lá hình giọt lệ": Sâu lắng một nỗi niềm xứ Huế

Ngày phát hành 9:0 | 26/1/2021

Lượt nghe: 1008

Thưởng thức truyện ngắn của nhà văn Quế Hương, có lẽ nhiều người sẽ bất giác nhớ về Tết, về thời khắc sum vầy bên người thân, xóm giềng. Có lẽ tác giả là một người hoài cổ và chị viết “Chiếc lá hình giọt lệ” trong sâu thẳm xa xăm một nỗi nhớ. “Chị Thời” cũng như nhiều nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương, đều là những con người dường như chịu thua thiệt, khuất lấp, lạc thời, lạc điệu với cuộc đời gấp gáp, bon chen. Họ lặng lẽ, nhịn nhường, quẩn quanh, thu mình lại trong một không gian hẹp, cách biệt với ồn ào thị thành, hiện đại. Nhưng ở họ, lạ kỳ thay, lại ánh lên thứ ánh sáng đẹp đẽ, diệu vợi hiếm còn thấy lại trong cái chói chang của cuộc sống kim tiền. Nhưng điều nhà văn Quế Hương muốn nói chắc hẳn không chỉ là cái sự khác biệt, thanh đạm, của người phụ nữ thuộc về thời xa lắc xa lơ kia. Chị còn muốn nói tới bản năng muôn đời, sự giống nhau của mọi thời, đó là khao khát yêu và được yêu. Khác chăng chỉ là ứng xử với trái tim của nhân vật “Chị Thời” trong truyện ngắn “Chiếc lá hình giọt lệ”, giữa bao người phũ phàng hay cay cú vì tình, vì tiền. Sự sâu sắc của câu chuyện không chỉ hiển hiện ở những chi tiết gây nhói lòng, ở hành văn dịu dàng nhưng sắc sảo, lối miêu tả sinh động, tinh tế mà cao hơn cả, nhà văn Quế Hương đã biết vỗ về cảm xúc người đọc, người nghe qua những điều còn đọng lại sau cuối, đó là đức vị tha, là những khoảnh khắc lắng nghe và cảm nhận bằng tâm hồn, thay vì đôi mắt...(Lời bình của BTV Võ Hà)

"Chứng nhân”: Nỗi niềm của người thương binh

Ngày phát hành 14:15 | 29/8/2023

Lượt nghe: 234

Chiến tranh luôn có sự mất mát, hy sinh và gian khổ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước cũng như chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu anh dũng. Vì nhiều nguyên do khác nhau của chiến trường ác liệt mà khi hòa bình lập lại, có người chưa hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Nhân vật Định chính là một trường hợp như vậy. Mới 16 tuổi Định đã khai 18 tuổi viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Những trường hợp như Định không hề hiếm trong chiến tranh khi nhiều thế hệ thanh niên hòa chung không khí hào hùng sẵn sàng ra trận chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của đất nước. Nhưng chính vì khai sai tuổi khi nhập ngũ nên khi chiến tranh kết thúc, Định trở về cuộc sống đời thường đã gặp nhiều khó khăn trong việc làm giấy tờ hưởng quyền lợi thương bệnh binh. Gần 40 năm trôi qua, hàng chục vết thương vì bom đạn vẫn còn trên người Định. Những vết thương chiến tranh còn đó nhưng vì vấn đề giấy tờ mà Định vẫn chịu bao nỗi thiệt thòi. Vết thương trên cơ thể Định có lẽ không đau xót bằng nỗi đau trong lòng anh khi bị mọi người hiểu lầm, dè bỉu. Sau mấy chục năm mệt mỏi vì những giầy tờ, thủ tục thì có lẽ Định đã âm thầm cam chịu cuộc sống của mình. Những tâm tư tình cảm, nỗi niềm chua xót của người thương bệnh binh chịu nhiều thiệt thòi được tác giả thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Với những người lính từng chiến đấu trên chiến trường ác liệt, được chứng kiến sự hy sinh của đồng đội thì còn sống trở về quê nhà đã là một niềm hạnh phúc. Những day dứt trong lòng Định cũng như nhiều trường hợp như anh không phải quyền lợi mà là niềm kiêu hãnh, là niềm tự hào của người lính. Có lẽ với Định, anh thấy mình vẫn còn may mắn hơn Păn, người đồng đội hy sinh không còn dấu vết sau trận pháo kích của địch. Tấm lòng của người thương bệnh binh với đồng đội khiến chúng ta không khỏi cảm động. Tác giả lựa chọn đề tài thương bệnh binh để nhắc nhở chúng ta nhớ tới công ơn bao thế hệ cha ông đã hy sinh vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Chuyện của Thào": Nỗi niềm khởi nghiệp rẻo cao

Ngày phát hành 8:58 | 20/7/2022

Lượt nghe: 991

Bằng nhịp điệu nhanh, gãy gọn, câu chuyện xoay quanh nhân vật Thào, một thanh niên người Mông quyết tâm lập nghiệp với nghề nuôi cá hồi bằng nguồn nước suối trên vùng rẻo cao của quê hương. Bên cạnh việc khắc họa hoài bão đẹp của Thào, tác giả cũng đã đi sâu vào những khó khăn, trở ngại, vất vả và cả những thất bại trên bước đường lập nghiệp của nhân vật. Đó là kết quả của thực tế, quan sát, nỗ lực trong việc tìm hiểu kỹ càng về đề tài khai thác. Chi tiết là thế mạnh của ngòi bút Đặng Thùy Tiên nhưng việc dày đặc chi tiết mà thiếu đặc tả về mặt cảm xúc, những chuyển tiếp tình huống đôi lúc khiến người đọc, người nghe thấy thiếu đi những quãng lặng cần thiết cho sự ngẫm nghĩ về chiều sâu tác phẩm. Nhưng cũng không thể yêu cầu quá cao bởi dường như dụng ý của tác giả là kể về một lát cắt trong bước đường lập nghiệp của nhân vật Thào, đồng nghĩa với việc đẩy nhanh những xung đột, cao trào bằng các diễn biến gấp gáp, đan xen nhằm giải quyết dứt điểm tình huống câu chuyện. Về cơ bản “Chuyện của Thào” vẫn thể hiện được những đặc trưng của một truyện ngắn hoàn chỉnh, và quan trọng hơn, hứa hẹn sự nỗ lực, khát khao trong tìm tòi lối viết, đề tài viết của bản thân tác giả. (Lời bình của BTV Võ Hà)

"Chuyện tình Khau Vai" (buổi 6): Người ra đi và nỗi niềm người ở lại

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2019

Lượt nghe: 1285

Như một trận sấm sét báo hiệu những ngày giông bão triền miên, mối tình của hai nhân vật nàng Út và chàng Ba trong tiểu thuyết “Chuyện tình Khau Vai” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ đang đứng trước biến động dữ dội. Chàng Ba trở về từ nhà Tộc trưởng trong tâm trạng trĩu nặng nỗi buồn. Sự xuất hiện của người em gái càng gợi nhắc tới hình bóng mẹ. Trong khi đó, Tộc trưởng người Giáy lặng lẽ đi viếng mộ người xưa và bà vợ của ông thì âm thầm hồi tưởng lại nỗi đau của người vợ chưa bao giờ có được tình yêu của chồng. Bà choáng váng khi biết người mà con gái mình đem lòng yêu thương lại là con của người đàn bà đã đánh cắp trái tim chồng mình...(Đọc truyện đêm khuya phát 19/11/2019)

"Đôi mắt Đông Hoàng": Nỗi niềm riêng chung

Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2020

Lượt nghe: 658

Uông Triều là nhà văn trẻ ghi dấu ấn ở các tác phẩm viết về lịch sử với một phong cách riêng. Anh biết “nhìn lịch sử bằng con mắt khác” và thổi vào đó dòng cảm xúc tươi mới, trẻ trung khiến những câu chuyện cũ gần hơn với đời sống hôm nay. Trước khi sáng tác truyện ngắn, nhà văn Uông Triều đã viết các bài khảo cứu về phong tục tập quán, truyền thống lịch sử của vùng đất Đông Bắc-quê hương anh nên có vốn văn hóa về vùng đất này. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 20/02 chuyển tới các bạn một sáng tác của nhà văn Uông Triều có bối cảnh ở vùng đất Đông Bắc: Truyện ngắn "Đôi mắt Đông Hoàng"

"Đồng quê xào xạc": Nỗi niềm của người làm cha làm mẹ

Ngày phát hành 11:42 | 12/1/2023

Lượt nghe: 283

Nhà văn Vũ Đảm sinh năm 1966 tại Thái Bình. Anh là Cử nhân văn chương, thạc sĩ văn hoá. Nhà văn Vũ Đảm hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Đã xuất bản 7 tiểu thuyết, 11 tập truyện ngắn, 1 tập phóng sự. Với trải nghiệm thấm đẫm tình người, cùng một trái tim luôn rung động thổn thức những yêu thương, luôn biết ngân lên giai điệu đồng cảm, xót xa với phận người, với cuộc đời, nhà văn Vũ Đảm đã chưng cất chọn lọc những “gồ ghề”, những “hạt sạn”, những điển hình trong cuộc sống để bối cảnh, tình tiết truyện, ngôn ngữ thoại hiện lên sống động, tự nhiên. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn truyện ngắn nhà văn mới chọn và gửi đến bạn nghe đài Đồng quê xào xạc:

"Duyên" của Nguyễn Thế Kiên: Những nỗi niềm suy tư, khắc khoải

Ngày phát hành 11:22 | 4/3/2024

Lượt nghe: 461

Với số lượng lên tới 70 bài thơ, tập thơ “Duyên” là tập sách thứ 15 trong hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Thế Kiên. Theo Nhà giáo, Nhà Phê bình văn học Nguyễn Văn Hòa “Không chỉ trên bề mặt câu chữ, hình ảnh, tứ thơ mà bằng tài năng, vốn sống, vốn hiểu biết của mình nhà thơ Nguyễn Thế Kiên đã mở rộng biên độ cho sự liên tưởng, sáng tạo. Tác giả mở ra hiện thực cuộc sống với bộn bề những giá trị thực - ảo, tốt - xấu, thiện lương- hiểm ác...và chuyển tải, gửi gắm vào thơ bằng một giọng điệu lạ, trong trẻo và giàu chất suy nghiệm”.

"Hoa pằng nảng rơi rơi": Nỗi niềm thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 9:19 | 12/5/2021

Lượt nghe: 829

Tác giả Nguyễn Phú đã từng có những chia sẻ về truyện ngắn Hoa pằng nảng rơi rơi của anh. Trong những năm tháng công tác ở vùng cao, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người phụ nữ Mông, những câu chuyện về thân phận, niềm đau và tình yêu của những người phụ nữ Mông đã trở thành một âm hưởng ám gợi, trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Phú. Pằng nảng chính là tên gọi của hoa gạo trong tiếng Mông. Những bông hoa gạo cháy đỏ trong trởi biên tái, rực rỡ rụng rơi ven đường bên bước chân của những người đàn bà Mông như hòa cùng bao nỗi xót xa trong lòng họ. Nhân vật chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe là Dúa, một người con gái bất hạnh trong tình yêu, thậm chí có thể coi là bị phụ bạc. Và nỗi bất hạnh của Dúa giống như một định mệnh, nó được truyển kiếp từ cụ ngoại tới bà ngoại, tới mẹ Dúa và bây giờ là Dúa. Tất cả những người đàn ông đều đã ra đi, bỏ lại những người phụ nữ cô đơn ngóng chờ như hóa đá qua bao năm tháng. Rồi những người phụ nữ ấy vò võ nuốt niềm đau vào lòng, một mình nuôi con…Cái trớ trêu trong mối tình dang dở của Dúa còn hiện lên ở cuối tác phẩm, khi Dúa phát hiện bức ảnh Phừ và Súa - em gái mình, đang ôm nhau trên ghế đá. Nếu em Súa được hạnh phúc, thì những đau khổ của Dúa có lẽ cũng bớt đi phần nào, nhưng không có gi là chắc chắn và tin tưởng tình yêu của một người đàn ông đã vừa phụ bạc Dúa như Phừ. Thân phận những người phụ nữ vùng cao nói chung, phụ nữ Mông nói riêng dường như không thể tự quyết định cho hạnh phúc của mình. Họ vẫn còn bị ràng buộc bởi quá nhiều tập tục, luât lệ như những thói quen truyền thống mỗi ngày đè nặng xuống đôi vai. Họ muốn thoát ra mà chưa thể. Những bông hoa gạo đỏ như máu rơi rơi mở đầu và kết thúc tác phẩm như nỗi xót thương chưa bao giờ dứt, không dễ nguôi ngoai trong lòng người…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Lệch pha": Nỗi niềm vợ trẻ - chồng già

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2018

Lượt nghe: 2578

Dân gian có câu "chồng già, vợ trẻ là tiên" nhưng trên thực tế, chỉ một số trường hợp hạnh phúc, còn đa phần gặp nhiều trục trặc trong cuộc sống chung. Câu chuyện kể về cuộc sống của Lệ và chồng - vị giáo sư già rơi vào bế tắc khi tư duy và nếp sống của hai bên không thể đồng điệu.

"Nhân tài về quê”: Nỗi niềm cuộc đời công chức

Ngày phát hành 16:10 | 30/6/2021

Lượt nghe: 1040

Các bạn thân mến, nhân vật chính của câu chuyện là chàng thanh niên nhà nghèo, học giỏi phải đối mặt với bao điều khó ngờ tới khi bắt đầu đi làm. Cần vốn là người hiền lành, chăm học, là niềm tự hào của gia đình, làng xóm. Tuy nhà nghèo nhưng cha mẹ vẫn cố gắn cho Cần ăn học thành người. Với tấm bằng đỏ xuất sắc ngành phát triển đô thị ở nước ngoài, Cần háo hức mong tới ngày mình đi làm để áp dụng những gì đã học vào cuộc sống. Nghe lời sắp xếp của bố, Cần về quê với suy nghĩ vừa gần gia đình vừa có cơ hội phát triển quê nhà. Nhưng anh không được phân công đúng ngành nghề chuyên môn của mình. Cần phải đối mặt với những điều phức tạp của đời sống công chức nhiều góc khuất. Những mối quan hệ nhất thân nhì quen, tệ nạn chạy việc, quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ đồng nghiêp vô cùng phức tạp khiến chàng trai hiền lành, thật thà bối rối. Đó là những điều khác hẳn những kiến thức mà Cân được học trên giảng đường. Có những người nhanh chóng thích nghi với guồng máy làm việc như vậy. Cần thì ngỡ ngàng và có phần lạc lõng nên dần dần lạc nhịp so với mọi người. Anh được điều chuyển vài vị trí khác nhau, vài công việc khác nhưng đều không phù hợp. Rồi cuộc sống cứ cuốn anh đi khiến Cần quên dần những kế hoạch, hoài bão thời mới tốt nhiệp đại học. Đùng một cái, Cần bị tố cáo nhận hối lộ trong lúc làm việc. Một cú vấp có thể khiến cuộc đời công chức của anh chấm dứt. Rồi cuộc điện thoại bất ngờ đầy ẩn ý của chị Hiền. Trước biến cố đầu đời, Cần đã dừng bước không trượt dài vào cám dỗ tình tiền. Mất 3 năm học nhiều bài học đường đời, Cần quyết định tiếp tục làm lại từ đầu với đề án ấp ủ ngày ra trường. Truyện ngắn viết rất chân thực, sinh động phản ánh được những góc khuất, những mặt tối của môi trường làm việc phức tạp. Nhiều tài năng không được trọng dụng hoặc bị sắp xếp nhầm chỗ, sai chuyên môn. Những tệ nạn này vẫn tồn tại ở nhiều vùng, nhiều ngành nghề khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội, của đất nước...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Ngày phát hành 16:8 | 16/3/2022

Lượt nghe: 828

Quý vị và các bạn thân mến, Ô sin hay người giúp việc thường là những người phụ nữ ở vùng nông thôn ra thành phố phụ giúp công việc để kiếm kế sinh nhai. Công việc của Ô sin thì rất đa dạng từ giúp việc trong gia đình, trông trẻ, trông người già, người bệnh, có ô sin làm theo ngày, theo giờ, theo thời vụ hoặc dài lâu…. nhưng nói chung là người từ thôn quê lên thành phố kiếm việc làm. Nhưng cùng với sự phát triển hiện đại hoa, đô thị hóa nông thôn thì làng, xóm cũng bắt đầu có Ô sin. Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi. Ngoài đời nếu sự việc này xảy ra thì sẽ có 2 phương án. Một là Hà hấp bị đánh bầm dập đuổi đi, hai là Hà hấp chiếm luôn vị trí bà chủ nhà . Ấy nhưng cái kết câu chuyện khá bất ngờ khi vợ chồng ông Liên, bà Hương và Hà hấp chung sống hòa bình cùng nhau. Một cái kết bất ngờ mà lại rất nhân văn khi mẹ con Hà hấp được đôi vợ chồng già đón nhận. Nghề giúp việc rất cần thiết trong xã hội hiện đại cũng như mang đến lợi ích không nhỏ cho cả chủ nhà và người giúp việc. Tác giả đã khai thác, xây dựng nhóm người giúp việc ở làng trở thành một xã hội thu nhỏ với bất ngờ thú vị. Nghề Ô sin là nghề tự do nên đa phần những người phụ nữ làm nghề này đều phải tự lo của bản thân mình. Những vui buồn, khó khăn, mặt sáng tối trong công việc thì chỉ họ mới thấu hiểu. Qua truyện ngắn người đọc hiểu hơn về góc khuất, công việc bếp núc, tâm tư tình cảm của những người phụ nữ làm công việc Ô sin. Những chi tiết, sự việc trong truyện ngắn như người giúp việc có quan hệ “đặc biệt” với ông chủ, hay thiệt thòi của người phụ nữ xa nhà kiếm kế sinh nhai là có thật trong cuộc sống. Qua mối quan hệ tay ba giữa ông Liên, bà Hương và Hà hấp chúng ta thấy tình người, tình đời trong đó. Tổ ấm mới của Hà hấp là tia nắng ấm áp trong cuộc sống muôn màu. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Nước mắt thánh nhân”: Nỗi niềm của Thánh Gióng

“Nước mắt thánh nhân”: Nỗi niềm của Thánh Gióng

Ngày phát hành 9:5 | 3/11/2023

Lượt nghe: 703

Truyện ngắn “Nước mắt thánh nhân” của nhà văn Đỗ Hàn mà chúng ta vừa nghe dựa trên câu chuyện truyền thuyết “Thánh Gióng”, được viết tiếp hậu truyền thuyết này với những tình huống, tình tiết khác, khá bất ngờ và hấp dẫn. Chuyện truyền thuyết về Ông Gióng thì người ta đã biết mấy ngàn năm rồi còn gì? Vậy mà qua tay bút Đỗ Hàn, Gióng rất đời thường, sinh động và bi kịch vô cùng. Câu chuyện làm chúng ta cảm động khi chàng trai làng Phù Đổng ấy có một tình thương yêu với mẹ mình quá đỗi. Chàng trai ấy đối xử, nói năng với người mẹ của mình bằng tất cả lòng hiếu thảo, chàng muốn đi tìm cha, muốn được như bao người con khác có một gia đình trọn vẹn. Mong muốn ấy thật đáng trân trọng. Câu chuyện mẹ con chàng Gióng rong ruổi đi tìm cha khắp nơi khiến người đọc, người nghe vô cùng cảm động. Đây là góc rất chân thực và chính đáng của con người đời thường, không tô vẽ bởi công trạng lớn lao mà ẩn sâu trong từng suy nghĩ, niềm khao khát và ước mơ chính đáng, được sống một cuộc đời bình thường, có mái ấm gia đình, cha mẹ đoàn viên. Từ đó, chúng ta có thế thấy được thông điệp từ tác phẩm, đó là tấm gương trung - hiếu - dũng mang tâm hồn Việt được nhà văn Đỗ Hàn khắc sâu trong hình tượng ông Gióng, một nhân vật truyền thuyết lịch sử nhưng hết sức gần gũi, rất con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Bài thơ "Bên kia sông Đuống" - Nỗi niềm với quê hương Kinh Bắc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018

Lượt nghe: 973

Bài thơ "Bên kia sông Đuống" được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, quê hương Kinh Bắc của tác giả bị giặc tàn phá kinh hoàng, chỉ sau mấy tiếng, bài thơ ra đời như một nỗi thổn thức, day dứt, xót xa "Mẹ con đàn lợn âm dương/ chia lìa đôi ngả/ đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu?" ( VOV6 - văn nghệ thiếu nhi 2/4/2018)

Bài thơ "Qua đèo Ngang": Nỗi niềm nhớ nước, thương nhà

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017

Lượt nghe: 1910

Bài thơ là nỗi niềm tâm sự sâu kín và ý nhị của một trí thức yêu nước được lồng trong bức tranh cảnh vật của đèo Ngang hoang sơ và buồn, hắt hiu. Bài thơ ẩn chứa tình yêu đất nước kín đáo, sâu nặng. (Văn nghệ thiếu nhi 18/12/2017)

Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ 12: Nỗi niềm thi sỹ

Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ 12: Nỗi niềm thi sỹ

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2017

Lượt nghe: 1682

Đại hội lần thứ 12 Hội Nhà văn Hà Nội diễn ra trong những ngày hè thủ đô oi nóng. Đây cũng là dịp để các tác giả ở Hà Nội gặp gỡ, cùng trao đổi hoặc trò chuyện bên lề, cùng bộc lộ những mối quan tâm chung. BTV chương trình Tiếng thơ ghi lại được tâm tư của các nhà thơ về một số vấn đề của đời sống sáng tác. (Tiếng thơ 13/08/2017)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 36 - Nỗi niềm tuổi mới lớn

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2019

Lượt nghe: 465

Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tâm An quyết tâm phải học thật tốt, trở thành người trí thức để không phải chịu nỗi khổ mùa màng. Nhưng việc thi trượt môn tiếng Anh đã khiến cho cô bạn có phần nhụt chí. Trong khi đó, Tú Quyên dù bơi rất giỏi nhưng không muốn trở thành vận động viên bơi lội. Mỗi người đều ấp ủ một giấc mơ, một hoài bão cho riêng mình... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 36 - Văn nghệ thiếu nhi 24/11/2019)

Đọc truyện "Ông già Khốt-ta-bít" - Buổi 47 - Nỗi niềm của kẻ thi lại

Đọc truyện

Ngày phát hành 10:26 | 3/5/2022

Lượt nghe: 577

Vôn-ca phải ôn môn địa lý để thi lại nhưng ông già không cho cậu một phút nào ở riêng một mình cả. Vôn-ca bực mình lắm, chưa nghĩ ra cách nào để trốn được. Vôn-ca ôn bài cả đêm thì ông già nhổ mấy sợi râu, thổi phù phù vào đầu cậu, thế là cậu lăn ra ngủ, chả học hành gì được... (Văn nghệ thiếu nhi 30/04/2022)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 27 - Nỗi niềm của ông Vufrăng

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:32 | 3/3/2021

Lượt nghe: 759

Ông Vufrăng kể cho Perrin về nỗi khổ tâm của mình, rằng ông có một người con trai nhưng sau khi vợ chồng ông ly hôn thì bà đã không cho con trai trở về gặp người cha mù lòa. Perrin rất thương ông. Cô tự hứa sẽ luôn luôn bên cạnh ông, chăm sóc ông như người cha của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 28/02/2021)

Kịch hát "Ngàn năm mây trắng" - Nỗi niềm chinh phụ

Kịch hát

Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2019

Lượt nghe: 1498

Sự tích Hòn Vọng phu, Nàng Tô Thị gắn liền với câu chuyện về lòng chung thủy, nghĩa vợ chồng, ngợi ca đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam. Đó là hình ảnh người vợ chờ chồng phiêu bạt phương xa, người mẹ trẻ bồng con mòn mỏi đợi tin chồng sau cơn bão biển… Và đặc biệt, kết tụ những tình cảm thiêng liêng về nỗi khắc khoải đợi chờ ấy, tiêu biểu và điển hình của người phụ nữ Việt Nam bao đời nay chính là hình ảnh người vợ trẻ chờ người thương nơi chiến trận, nỗi niềm chinh phụ - chinh phu. Hình ảnh ấy mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, muôn đời lay động lòng người.

Kịch nói "Chuyện đời vớ vẩn": Nỗi niềm người mẹ

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2017

Lượt nghe: 2388

Báo hiếu cha mẹ trong thời buổi ai cũng hết sức bận rộn quả là không dễ dàng. Có nhiều chuyện đã xảy ra trong gia đình đông con, nhưng cách ứng xử của từng người đã đem lại hiệu quả khác hẳn. Người chân tình, kẻ xảo trá… dù chỉ là chuyện một gia đình nhỏ, nhưng nó như tấm gương phản ánh chân thực về xã hội đương đại…

Mùa hè và nỗi niềm trái tim mới lớn

Mùa hè và nỗi niềm trái tim mới lớn

Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2016

Lượt nghe: 1089

Trang Văn học Tuổi mới lớn tuần này tập trung vào nội dung nỗi niềm của trái tim tuổi mới lớn trước ngày chia xa bạn bè, thầy cô và mái trường, đặc biệt là qua những sáng tác của nhà thơ Trần Hoàng Vy. (Văn nghệ thiếu nhi 20/5/2016).

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

Những nỗi niềm lay thức từ

Ngày phát hành 9:15 | 22/3/2022

Lượt nghe: 874

Bằng giọng kể bình tĩnh, khúc chiết, liền mạch, tác giả Quyên Gavoye đã dẫn dắt người đọc, người nghe đi vào ngóc ngách câu chuyện gia đình với những niềm đau ngậm ngùi, khuất khúc. Ở đó ta thấy được cả tình thương và sự sự lạnh băng của nhân tâm, những số phận con người không vẹn tròn hạnh phúc. Vòng tròn bất hạnh, khổ đau, cô độc quẩn quanh tiếp diễn ấy chính là hiện thực cuộc sống. Đằng sau bề mặt bình yên là những con sóng dữ chực chờ nhấn chìm con người ngộp thở trong biển đời tàn nhẫn, khắc nghiệt. Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình. Tình thương, lòng tốt vô điều kiện không những đã trở thành cổ tích mà còn bị xem như lạc thời, không tưởng, ngớ ngẩn trong nhịp sống nơi người người đổ xô, giành giật, tích cóp lấy lợi lộc cho riêng mình. Nhân tâm trở nên yếu thế, bị đè bẹp, xúc xiểm và có lúc đã bị axit sự đời bào mòn đến mỏi mòn, suy kiệt. Trên nền câu chuyện xảy ra trong một gia đình, truyện ngắn của Quyên Gavoye đã phác ra được những nét kỳ dị và sống động về cuộc sống, con người hôm nay – Và từ câu chuyện, những câu văn lý trí, tưởng như trần thế, tỉnh khô ấy, lặng lẽ rút ruột những nỗi niềm lay thức. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Truyện ngắn "Góc khuất": Nỗi niềm sâu kín của người phụ nữ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2015

Lượt nghe: 5977

Loan đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống gia đình. Điều bí mật ghê gớm ám ảnh Loan suốt những năm tháng mà chị từng thề giữ kín có nguy cơ buộc phải tiết lộ. Chị phải mau chóng đưa ra quyết định trước khi quá muộn. Là người trong cuộc, Loan không còn sự lựa chọn nào khác. Thà một lần đau còn hơn lại để những sai lầm và tội lỗi tiếp tục xảy ra.(Đọc truyện đêm khuya 07/11/2015)

Truyện ngắn "Mùa mộng mơ": Nỗi niềm hoang hoải của phận người

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2017

Lượt nghe: 7429

Ngỡ rằng chuyện tình yêu tuổi hoa niên là đắm say mơ mộng, là lãng mạn hẹn hò nhưng đằng sau chuyện ba người ấy, sâu thẳm bên trong là nỗi đắng cay xa xót về phận người, thân phận của những người đàn bà bất hạnh. Điểm sáng của truyện là lòng bao dung độ lượng, tình thương và lòng nhân ái vô bờ,hướng về ánh sáng và niềm tin để cuộc sống này tươi đẹp và ý nghĩa. (Đọc truyện đêm khuya 03/4/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ